Tổ chức sự kiện chương trình giao lưu…


Tổ chức sự kiện chương trình giao lưu cơ bản bao gồm những nội dung sau:
- Ý tưởng chương trình
- Chủ đề (tên gọi)
- Đối tượng tham gia chương trình

to chuc su kien

Đây là 3 yếu tố then chốt, có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau để từ đó người tổ chức chương trình sẽ thiết kế một chương trình giao lưu phù hợp, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra và thu hút sự quan tâm của người tham dự.
Thứ tự của 3 yếu tố này có khi được hoán vị cho nhau nhưng để bắt đầu hình thành một chương trình giao lưu thì người tổ chức sự kiện phải trả lời 3 câu hỏi:
-Tổ chức sự kiện chương trình này nhằm mục đích gì ?
-Chủ đề (tên gọi) như thế nào cho phù hợp ?
-Chương trình này dành cho ai ?
Với câu hỏi : Tổ chức sự kiện chương trình này nhằm mục đích gì ? Tức là chúng ta phải hình dung ra loại hình tổ chức, hay thường gọi là phát thảo ý tưởng. Chúng ta có thể hình dung 3 yếu tố trên như 3 đỉnh của 1 tam giác, và để tạo thành 1 tam giác thì không thể thiếu 1 trong 3 đỉnh.
Nhìn chung, khi đã xác định ý tưởng – chủ đề – đối tượng thì công việc tiếp theo của người thực hiện chương trình là Tổ chức sự kiện với 3 công đoạn như sau :

Chuẩn bị kịch bản chi tiết cho sự kiện

Sự kiện dù lớn hay nhỏ cũng cần chuẩn bị một kịch bản chi tiết về chương trình, bao gồm MC script, lịch trình, công việc cụ thể của từng bộ phận tham gia trong việc tổ chức sự kiện.

Chọn người dẫn chương trình cho sự kiện - MC

Người được chọn làm dẫn chương trình (MC) phải được tham gia ngay từ khâu xây dựng kịch bản, vì như thế MC sẽ được nắm bắt ngay những nội dung đầu tiên và hiểu được vấn đề muốn nói. MC phải dành thời gian nghiên cứu kỹ kịch bản sự kiện. Tránh trường hợp người tổ chức chương trình chuẩn bị hết mọi chuyện, MC chỉ là người giới thiệu lại chương trình, thì sự kiện sẽ bị sơ cứng, MC không hiểu rõ vấn đề để truyền đạt.

Công tác lễ tân (hậu cần) phục vụ chương trình

Đây là một phần không kém phần quan trọng đối với bất kỳ một sự kiện, có những chương trình chuẩn bị kịch bản tốt, nhưng chỉ cần sơ xuất về lễ tân sẽ làm giảm đi chất lượng của sự kiện. Đối với các chương trình giao lưu quốc tế, bên cạnh kịch bản nội dung thường kèm theo kịch bản lễ tân riêng. Để hạn chế những ảnh hưởng về lễ tân, người tổ chức sự kiện cần chú ý:
- Thư mời tham dự sự kiện : Phải nghiêm túc, lịch sự, đầy đủ thông tin.
- Trang trí phục vụ chương trình : Cần đảm bảo tính nghiêm túc, đơn giản và ấn tượng. Nghiêm túc ở đây là câu chữ chuẩn xác, huy hiệu hay biểu tượng chính thức, tránh trường hợp phông chữ trang trí lòe loẹt, kiểu cách không cần thiết.
- Tiếp khách - đón khách : Chúng ta nên đặt 1 bàn tiếp khách ở phía trước bên ngoài nơi diễn ra hoạt động và cử lực lượng hướng dẫn khách vào vị trí ngồi. Điều này vừa thể hiện lòng tôn trọng với khách mà chúng ta mong muốn họ đến tham dự, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho điểm danh, an ninh trật tự.
- Nước uống hoặc trái cây có 2 cách chuẩn bị : Để sẵn trên bàn nơi khách ngồi hoặc có khu vực để riêng bánh, trái cây, nước uống ở 1 góc sạch sẽ... để khách tự nhiên dùng. Các công việc này phải hoàn tất trước khi khách bước vào chương trình, người phục vụ phải ăn mặc lịch sự. Tuyệt đối tránh việc khi khách đang ngồi xem chương trình sự kiện, tiếp tân mới đem nước ra mời và đi tới lui ngang mặt khách. Đối với người sẽ phát biểu phải có người tiếp tân chuẩn bị nước, có ly và mở nắp chai nước sẵn (nếu là nước suối...). Tránh việc để nguyên chai nước suối, không mở nắp, dùng ống hút là mất lịch sự.
- Tặng hoa hay quà lưu niệm trên sân khấu : Cán bộ làm tiếp tân cần phải được chuẩn bị kỹ, cần đến địa điểm tổ chức trước để khảo sát địa điểm và cách xuất hiện như thế nào cho hợp lý.
Có 3 điểm lưu ý khi làm tiếp tân, đặc biệt là tặng hoa hay quà lưu niệm:
- Ăn mặc lịch sự : nữ áo dài, nam thắt cravat.
- Khuôn mặt phải rạng rỡ, tươi vui, luôn hướng vào người sẽ tặng.
- Không được quay lưng ra khán giả, thậm chí kể cả lúc đi vào.

Tổ chức chương trình sự kiện

Sau tất cả những công tác sự kiện chuẩn bị chu đáo trên, việc tổ chức thực hiện chương trình chắc chắn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều chương trình do thời gian chuẩn bị gấp, việc điều hành chuẩn bị chương trình thiếu tính khoa học và nhiều lý do khác... nên chương trình sự kiện diễn ra không đúng như mong muốn. Điều chú ý nhất trong khi tổ chức chương trình là: Phải bố trí người điều phối chương trình sự kiện trong và ngoài sân khấu. Người điều phối sẽ giúp cho người tổ chức chương trình sự kiện liên kết và chuẩn bị điều hành những tiết mục tiếp theo của chương trình sự kiện, xử lý tất cả những nội dung liên quan để giúp cho MC yên tâm trên sân khấu. Tránh trường hợp người tổ chức chương trình, MC và điều phối chương trình sự kiện là 1, thậm chí kiêm luôn cả ca sĩ phục vụ chương trình là không nên.

Sau mỗi chương trình tổ chức sự kiện

Cần mở hồ sơ lưu kịch bản chương trình sự kiện, kèm theo những lưu ý của chương trình sự kiện vừa tổ chức về mọi mặt để rút kinh nghiệm cho những chương trình sự kiện sau tốt hơn, vì chắc chắn chúng ta sẽ còn thực hiện nhiều chương trình sự kiện tương tự.


Bài viết liên quan:

Nguồn: netmedia.com.vn


Tổ chức sự kiện và kỹ năng tổ chức trò chơi



Đối với các hoạt động tổ chức sự kiện teambuilding, tổ chức sự kiện hoạt động ngoài trời,… thì tham gia trò chơi luôn gây được hứng thú cho các thành viên tham gia. Do đó, tổ chức sự kiện luôn đòi hỏi những người làm chương trình kỹ năng tổ chức trò chơi.

to chuc su kien
Những diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui buồn và thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp những kiến thức về văn hóa lịch sử, truyền thống, kỹ năng sinh hoạt tập thể...
Bên cạnh đó, thông qua Trò chơi lớn người tổ chức hiểu thêm về các trại sinh những mặt ưu và khuyết từng người. - Nếu bạn là người đi trại nhiều nhưng chưa một lần được tham dự Trò chơi lớn thì xem như những cuộc trại của bạn sẽ mất đi một phần ý nghĩa và hào hứng.
- Trong khi tham gia Trò chơi lớn thì việc được tìm hiểu thêm về ý nghĩa cuộc chơi và kiến thức là then chốt, còn lại là những trò chơi vận động, thử thách nhỏ được kịch bản hóa để nêu bật lòng can đảm, trí thông minh, sự khéo léo và nhanh nhạy của các bạn. Người chơi như cuốn vào những trận đánh, hóa thân thành những chiến sĩ giải phóng quân hoặc sẽ đóng vai thành những dũng sĩ tiêu diệt cái ác bảo vệ hòa bình... và thế là họ xung trận một cách vô tư, nhiệt tình để rồi có những cảm xúc đọng lại sau khi trò chơi kết thúc.
- Để tham dự Trò chơi lớn bạn cần phải có một vốn kiến thức về lịch sử xã hội. Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số kỹ năng sinh hoạt như: morse, sémaphore, mật thư... và các kỹ năng cơ bản khác.
- Trò chơi lớn đòi hỏi các bạn tham gia không chỉ ở cá nhân bạn mà còn thử thách ngay chính tính tập thể của đội mà bạn tham gia. Nếu có sự đoàn kết nhất trí cao độ trong toàn đội thì sẽ tạo được kết quả như đội mong muốn. Không có Trò chơi lớn nào mà đội chiến thắng lại chỉ là một người.
TRÒ CHƠI LỚN LÀ THẾ NÀO?
- Để có thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui tươi thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau:

I. ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỈ HUY TỔ CHỨC SỰ KIỆN:

1. Phải xác định chủ đề, tên gọi, mục tiêu của Trò chơi lớn:
- Chủ đề của Trò chơi lớn có thể là: những câu chuyện lịch sử truyền thống, chuyện cổ tích thần thoại, chuyện phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám, khoa học viễn tưởng hay họp bạn...
- Tên của Trò chơi lớn phải gắn với chủ đề nhằm giúp người chơi vào vai trong suốt cuộc chơi. Ví dụ như: Đi tìm kho báu của Thần Mặt trời, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hành trình khoa học...
- Mục tiêu và yêu cầu của trò chơi là nhằm kiểm tra kỹ năng chuyên môn, giáo dục truyền thống, rèn luyện thể chất và giao lưu giữa các bạn.
2. Phải nắm vững kỹ năng chuyên môn:
- Kỹ năng chuyên môn là gì? Là các lý thuyết được huấn luyện bây giờ ứng dụng cụ thể trong kỳ trại hay Trò chơi lớn. - Người tổ chức Trò chơi lớn giỏi phải là người nắm vững các kỹ năng sinh hoạt tập thể như: truyền tin, mật thư, nút dây, dấu đường, cứu thương... và phải có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống trong Trò chơi lớn như: các đội quá khích, đi sai theo lộ trình dự kiến...
3. Phải nắm rõ địa hình, địa thế:
- Trò chơi lớn có thành công không cũng phụ thuộc nhiều vào việc người thiết kế Trò chơi lớn biết chọn địa điểm sao cho phù hợp với cuộc chơi. Trên từng ngã đường, đồi núi, cây cỏ, sông suối... phải gắn liền với nội dung hoạt động cho phù hợp kịch bản.
- Mặt khác người tổ chức phải biết cách vẽ sơ đồ Trò chơi lớn, bản đồ chạy trạm và cách thức di chuyển. Cách di chuyển giữa các trạm ra sao? Hình thức chạy trạm xoay vòng hay cuốn chiếu? Đi cụm hay từng đội riêng biệt?
- Để thực hiện tốt việc bố trí trạm qua căn cứ địa hình, bắt buộc người tổ chức phải tham gia tiền trạm.
* Ghi chú: "tiền trạm" là một thuật ngữ trong sinh hoạt để nêu lên quá trình nghiên cứu thực địa nơi ta dự kiến tổ chức hoạt động nhằm nắm được các yếu tố thiên nhiên và con người địa phương. Qua đó tổ chức tốt các hoạt động tại trại.
4. Bố trí lực lượng cho Trò chơi lớn:
a. Đối với lực lượng Ban tổ chức:
- Phải xác định có bao nhiêu trạm, địa điểm ở đâu?
- Mỗi trạm bao nhiêu người? Có đủ sức không?
- Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi trạm?
- Việc điều phối bổ sung lực lượng của trạm ra sao?
- Nội dung mỗi trạm làm gì? "Kỷ luật - Thống nhất - Công bằng - Tuyệt đối bí mật" là những nguyên tắc mà mỗi thành viên trong Ban tổ chức phải chấp hành.
b. Đối với người tham gia Trò chơi lớn:
- Số lượng người chơi là bao nhiêu?
- Sự chênh lệch giữa nam nữ ? Điều đó có quan trọng không?
- Độ tuổi của người tham gia? Có ảnh hưởng gì không?
- Trình độ và mức độ tham gia của các đội? Nếu ta trả lời được những câu hỏi đặt ra thì ta sẽ thiết kế trò chơi vừa sức, không quá khó hay quá dễ. Cuối cùng có thể chuẩn bị cho mỗi đội tham gia có đặc điểm riêng biệt nhằm dễ nhận biết như nón, áo, thẻ đeo...
5. Xác định thời gian diễn ra Trò chơi lớn:
- Ta căn cứ vào những yếu tố: tổng số trạm, đoạn đường di chuyển, trình độ tham gia của các đội và mức độ các nội dung thử thách để xác định thời gian tối thiểu và tối đa cho từng trạm và cả cuộc chơi.
- Tùy vào chủ đề, địa điểm, thời tiết, điều kiện tổ chức, đối tượng tham gia mà ta xác định thời điểm xuất phát và kết thúc của cuộc chơi: ban đêm, khuya, sáng hay chiều.
6. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:
- Ta phải căn cứ vào nội dung thử thách từng trạm mà tiến hành chuẩn bị các dụng cụ cho cuộc chơi thật đủ và chi tiết. Nên chăng có thêm công tác chăm lo sức khỏe cho người tham gia. Yếu tố vật dụng trò chơi cũng được xem là quan trọng vì nó diễn tả ý đồ kịch bản được hoàn hảo.
- Trước khi diễn ra Trò chơi lớn phải họp Ban tổ chức để rà soát lại sự chuẩn bị của các trạm và có thể thông báo cho các đội và cá nhân người tham gia những vấn đề cần chuẩn bị trước.
7. Xây dựng kịch bản và diễn tiến Trò chơi lớn: 
Khi đã nắm vững các yêu cầu trên thì công việc cuối cùng là viết kịch bản Trò chơi lớn bao gồm:
a. Những vấn đề chung:
- Tên trò chơi? Mục đích, yêu cầu? Số lượng tham gia?
- Thời gian tiến hành? Nội quy và hiệu lệnh chung?
- Biên chế đội? Vật dụng các trạm?
b. Diễn biến trò chơi phải tuân theo trình tự như kịch bản:
- Trạm xuất phát ở đâu? Kết thúc ở đâu?
- Diễn biến chạy trạm? Xoay vòng hay cuốn chiếu?
- Ai chịu trách nhiệm điều phối diễn biến trò chơi? Trước khi chơi, người điều phối có thể giới thiệu sơ nét về tên gọi và những chặng thử thách cho người chơi. Để tạo sự bất ngờ và thú vị cho người chơi thì toàn bộ kế hoạch Trò chơi lớn phải được giữ bí mật tuyệt đối.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA SỰ KIỆN:
1. Phải có sức khỏe:
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên vì Trò chơi lớn đòi hỏi sự vận động tối đa cả về trí tuệ và sức lực, nếu sức khỏe yếu sẽ ảnh hưởng cho đơn vị trong quá trình chơi.
2. Phải có kỹ năng:
Người chơi phải biết ít nhất một trong những nội dung sinh hoạt tập thể để thực hiện tốt các nội dung tại trạm. Đa số qua các Trò chơi lớn thì lực lượng "ăn theo" dường như đông hơn những bạn có chuyên môn. Qua cuộc chơi thì những bạn này cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài học cho riêng mình để phấn đấu trong thời gian tới.
3. Phải có tính kiên trì, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo và chủ động được thời gian:
Đây là vai trò, đức tính của người phụ trách, đội trưởng mỗi đội. 
4. Phải trung thực, ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể cao: 
Đây là nguyên tắc bắt buộc của người tham dự Trò chơi lớn.



Bài viết liên quan:


Nguồn: netmedia.com.vn


Sáng tạo nghệ thuật trong tổ chức sự kiện...



Tổ chức sự kiện không đơn thuần chỉ là những kế hoạch, những quy trình cụ thể. Để tổ chức sự kiện đầy hấp dẫn và để lại dấu ấn khó phai, công ty Netmedia đã đưa sáng tạo nghệ thuật trong tổ chức sự kiện…


Hãy đem nghệ thuật vào Tổ chức sự kiện.
Hãy để sản phẩm trở thành một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ những cảm hứng sáng tạo có màu sắc, sức hấp dẫn và đầy cảm xúc.
Việc áp dụng nghệ thuật, đặc biệt điện ảnh vào quảng cáo đã được khai thác trong những năm gần đây, chủ yếu là các đoạn phim quảng cáo truyền hình (TV) như Omo với câu chuyện Ngại vỉ vết bẩn, Nestle với sự sẵn sàng của thanh niên, Pond’s với sức mạng tuổi trẻ...
Còn trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, việc áp dụng này còn quá mới mẻ và nhiều tìêm năng. Có thể ví dụ về một sự kiện nhỏ, tổ chức một ”team building“ cho nhãn hàng Sunsilk vào trước ngày tung sản phẩm mới. Để lấy khí thế cho nhân viên sales P&G, đạo diễn đã xây dựng concept trên bối cảnh các chiến sĩ thành Troy, vừa mang tính giải trí, vừa ngụ ý khá sâu sắc mà đạo diễn và các đồng sự đã cố gắng thể hiện bằng những kỹ xảo và những tình tiết nghệ thuật, để các bạn trao đổi cảm nhận hào khí anh hùng và tự hào về những nổ lực của đội trước ngày xông trận.
Khách hàng tổ chức sự kiện luôn yêu cầu khách hàng mục tiêu của họ được tôn vinh. Vì vậy để chuyển hoá thành nghệ thuật trong sự kiện, nó phụ thuộc rất nhiều vào cái tài của người “tổng chỉ huy” sự kiện được nghệ thuật hoá là am hiểiu nhiều loại ngôn ngữ nghệ thuật, biết cân nhắc tỷ lệ của việc áp dụng, cuối cùng là thực hiện nó một cách trôi chảy và dĩ nhiên là khá tiết kiệm.
Muốn ăn khách cần có giải pháp tạo nên sự đột phá trong Tổ chức sự kiện dường như đúng cho cả hai điều: công ty khách hàng và khách hàng trực tiếp. Như vậy, gánh nặng cho các công ty event là phải tổ chức cho được một “sự kiện” đột phá trong sáng tạo để thiết phục khách hàng và lạ lẫm để lấy trọn cảm xúc của người xem.
Với yêu cầu chất lượng ngày càng cao của sự kiện, giải pháp nào giúp cho doanh nghiệp tìm được sự đột phá trong tổ chức sự kiện. Câu trả lời là hãy đem nghệ thuật vào Tổ chức sự kiện. Hãy để sản phẩm trở thành một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ cảm hứng sáng tạo có màu sắc, sức hấp dẫn, và sự huyền bí.

Dù biết, mục tiêu chính của event là tạo sự chú ý, bổ trợ quảng cáo thương hiệu một cách hiệu quả, tiết kiệm, nhất quán theo chiến lược, nhưng nếu nghệ thuật hoá được nó, có nghĩa hiệu quả sẽ cao hơn, không những cho khách hàng mà cả người thực hiện.
Hãy tưởng tượng một buổi hợp báo ra mắt phiên bản mới của game online, vượt ra khỏi những mô típ thông thường của khách sạn, backdrop, băng rôn, hoa cảnh, tiếp khách, phát biểu. Mà trở thành đại hội võ lâm trong tửu lầu, với những không khí hân hoan, anh hùng thập đại môn phái bay lượn, xuất chiêu để giải cứu đệ tử khỏi quái vật trong sương khói mịt mù, ánh sáng chói lòa và âm thanh gây cấn, hoành tráng. Kịch bản trên đã đem lại những hiệu quả khá ấn tượng và khác biệt cho buổi hợp báo “không giống ai”này .
Có lẽ ấn tượng về buổi trình diễn nghệ thuật L’amour của Nokia vẫn còn trong tâm trí của những người tham gia và cả khán giả xem đài khi được hoà nhập vào một buổi tiệc thật sự và rất thông minh. “Ái nữ” L’amour được lòng ghép, được thể hiện tính cách của mình trên nền của những hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt của hội hoạ, âm nhạc, thời trang, và ánh sáng.
Ở đây thời trang không chỉ là câu chuyện đi ra đi vào, âm nhạc không phải chỉ là giọng hát cất lên thổn thức... mà ở đó là câu chuyện đối nghịch trong hoà hợp, cũng giống như L’amour mang nghệ thuật giản đơn vào cuộc sống đương đại để cho cảm giác mãi thăng hoa.
Trên đây chỉ là một trong những sự kiện được tổ chức hàng ngày dựa trên những ý tưởng và phương cách thực hiện kết hợp với phong cách nghệ thuật. Vậy tại sao lại chọn nghệ thuật để lồng ghép vào event mà không phải là một ngành nào khác ?
Đầu tiên, nghệ thuật được hình thành không phải bằng một khung sườn cụ thể nó bắt nguồn từ những cảm hứng thăng hoa trước cái đẹp, cái hay của người nghệ sĩ. Chính vì thế, khi tiếp nhận nghệ thuật, con người cũng bị lôi cuốn vào những cảm xúc ấy. Mặt khác, nghệ thuật lại bắt nguồn từ cuộc sống, vì thế, nó dễ dàng hoà nhập vào thế giới hiện thực nhưng ở tầm mức cao hơn, thi vị hơn.
Nghệ thuật tạo ra một hướng nhìn toàn vẹn và ý tưởng cởi mở cho tất cả những vấn đề liên quan. Trong tầm nhìn ấy, sự sáng tạo được “nâng cao” và “ứng dụng” hiệu quả hơn. Sân khấu làm cho buổi event có vị trí cao hơn để người xem được chiêm nghiệm sản phẩm.
Âm nhạc, thơ ca, múa làm cho người xem có cảm giác dễ chịu hơn là một buổi diễn thuyết
Kiến trúc, hội hoạ đặc sắc hoá cho không gian event
Điện ảnh tổng hợp hoá những nghệ thuật trên nhằm mang lại một cái nhìn gần gũi, thuyết phục cho khách mới
Từ yêu cầu Tổ chức sự kiện cho sự trở lại của một loại dầu nhờn “số một”, ý tưởng sáng tạo ra phiên bản thứ hai của phim “Sự trở lại các vị thần”, với kịch bản là sự chăm lo của các vị thần giành cho thần dân của họ từ những điều nhỏ nhặt như “chiếc xe”.
Sự kiện ấy được xây dựng trên bối cảnh ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, được minh hoạ bằng trang phục thời xưa, trang trí ấn tượng, trên nền nhạc huyền thoại, và khán giả như được “phiêu” trong không khí ấy. Đến đoạn cao trào, nhân vật chính - sản phẩm dầu nhờn - được thể hiện hết sức độc tính vượt trội của mình, trong một tình huống “có vấn đề” mang phong cách khá táo bạo, và gây tò mò thích thú từ những hàng ghế khán phòng.
Đó là một buổi trình diễn thật sự,những khán giả “mục tiêu” ấy khi ra về, họ có bàn tán và nhớ đến nó không?. Họ cò hiểu được thông điệp của sản phẩm không?. Và khi lựa chọn giữa những loại dầu nhờn, họ sẽ chọn lựa ai?. Một nhân vật họ hiểu và thích thú, hay một nhân vật họ biết và chỉ biết.
Ý tưởng hay chưa đủ làm nên một sự kiện thu hút và thuyết phục, nó cần được thăng hoa nhờ vào nghệ thuật và những hiệu ứng của sân khấu, vũ điệu, âm thanh, nghệ thuật lắp đặt, bố trí. Và cuối cùng điện ảnh kết hợp tất cả những thế mạnh trên vào với nhau trong một kịch bản hầp dẫn, để sự kiện đạt hiệu quả cao nhất trong cách diễn đạt dễ hiểu nhất, sống động nhất và đi vào lòng khán giả thuyết phục nhất.


Bài viết liên quan:


Nguồn: netmedia.com.vn



Nghề tổ chức sự kiện và những lĩnh vực cần phải hiểu biết


Nghề tổ chức sự kiện được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo của các bạn trẻ ngày nay. Không chỉ dừng lại ở đó, đến với nghề, bạn sẽ ngày càng hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác. Những kiến thức này hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình làm việc và làm giàu thêm vốn hiểu biết của bạn. Công ty Netmedia xin chia sẻ vài lĩnh vực cần phải hiểu biết của nghề tổ chức sự kiện.


Các bạn thường quan tâm công việc của người tổ chức sự kiện là gì? Tiếp nhận khách hàng, viết kế hoạch, triển khai kế hoạch, trực tiếp thực hiện, làm báo cáo sau sự kiện...
Hẳn những ai đã từng làm hoặc từng tìm hiểu về công việc này đều năm được một số điều như trên. Nhưng sự cuốn hút của nghề này không chỉ dừng lại ở đó, đến với nghề, bạn sẽ ngày càng hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác mà khi làm những công việc khác bạn không thể có được.
Những kiến thức này hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình làm việc của bạn, có khi nào bạn thử nhìn lại xem mình đã biết thêm những gì sau một thời gian làm việc không?

Giải trí

Một phần không thể thiếu trong sự kiện. Bạn phải thường xuyên cập nhật những hình thức giải trí mới lạ để mang đến những màu sắc và hơi thở mới cho chương trình.
Ngoài ra bạn còn phải có trong tay danh sách liên lạc những bầu sô, nghệ sĩ, người mẫu “hot” nhất để kịp thời đáp ứng thị hiếu của số đông. Làm trong lĩnh vực sự kiện, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với giới làm nghệ thuật và hiểu nhiều hơn về những công việc của họ.

Địa điểm - Nhà hàng khách sạn

Đây là đối tượng bạn phải làm việc thường xuyên nhất và hỗ trợ bạn nhiều nhất, vì vậy, duy trì một mối quan hệ tốt là điều nên làm. Bạn sẽ được họ tư vấn cho rất nhiều trong suốt quá trình hợp tác vì hơn ai hết, họ chính là những người tiếp xúc với nhiều sự kiện nhất và đôi khi họ biết cách thực hiện tốt nhất và phù hợp nhất đối với yêu cầu của khách hàng. Cũng nhờ họ, bạn sẽ biết thêm về rất nhiều các thuật ngữ hay dùng, hoặc tận dụng được nhiều mối quan hệ trong các mảng nhỏ khác như vận chuyển, F&B, hoa tươi...

In ấn – dàn dựng

Bạn sẽ được biết về rất nhiều hình thức in ấn và những ứng dụng của chúng trong các hạng mục của sự kiện. Bạn được tiếp cận với nhiều loại chất liệu mới lạ, nhiều kỹ thuật in độc đáo để làm giàu thêm vốn kiến thức của bạn. Hiểu biết nhiều về lĩnh vực này rất có ích vì trong quá trình thiết kế, dàn dựng, hiểu được chất liệu nào sẽ phù hợp trong điều kiện ánh sáng, thời tiết giúp bạn tư vấn cho khách hàng chính xác hơn. Ngoài ra các chất liệu mới được ứng dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ góp phần làm tăng hiệu ứng cho sự kiện.

Quà tặng

Từng loại sự kiện, từng đối tượng khách hàng sẽ phù hợp với những dạng quà tặng khác nhau. Vậy nên các loại quà tặng cũng phong phú và đa đạng, nhiều giá thành, xuất xứ khác nhau. Để có nguồn quà tặng tốt, bạn có thể tìm hiểu qua nhiều cách như nhờ mối quan hệ, trên mạng internet, các công ty quà tặng chào hàng trực tiếp. Chịu khó lựa chọn, xem xét vào tạo mối quan hệ nhiều khi sẽ giúp bạn có được nguồn hàng quà tặng chất lượng và mức chiết khấu tốt, giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá cho ngân sách.

Nhân sự

Quản lý nhân sự trong một sự kiện cũng là một kỹ năng cần lưu ý. Thực ra hiện nay, khi các công ty dịch vụ nhân sự phát triển thì những người quản lý trực tiếp sự kiện cũng được hỗ trợ phần lớn về mảng nhân sự như quản lý các helpers, PGs, PBs, Mascot, SUP...thậm chí là mảng nhân sự trong Giải trí như ca sĩ, diễn viên, MC...vì các công ty nói trên phụ trách và chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên trau dồi thêm kỹ năng này không phải là thừa vì trong một số sự kiện chi phí eo hẹp không thể thuê ngoài để họ quản lý hoặc các sự kiện ở tỉnh không có các công ty cho thuê nhân sự thì bạn phải trực tiếp tuyển dụng và quản lý sao cho các bộ phận làm việc đồng nhất và hiệu quả với nhau.
Bên cạnh đó, các mẫu hợp đồng thuê mua dịch vụ hoặc thuê nhân sự bạn cũng là người phải hiểu rõ để tư vấn cho bộ phận hành chính, tránh sai sót xảy ra bởi những điều khoản không rõ ràng gây thiệt hại cho công ty.

Âm thanh ánh sáng:

Tương tự như dàn dựng thiết kế, bạn không nhất thiết phải nắm rõ công suất từng loại loa hay kỹ thuật lắp đặt, điều chỉnh âm thanh, nhưng ít nhất bạn phải biết tên các loại đèn cơ bản như đèn part, đèn pô lô, đèn spotlight và trong trường hợp nào thì sử dụng chúng. Cũng như trong khán phòng thì nên sử dụng hệ thống loa công suất bao nhiêu, còn sự kiện ngoài trời trong không gian rộng thì sử dụng loa công suất bao nhiêu. Thử tưởng tượng khi bạn thuyết trình với khách hàng về sự kiện của mình mà chỉ giới thiệu đi giới thiệu lại về “sân khấu có gắn đèn, loa đặt ở hai bên” mà không thể hiện được cho họ gắn đèn là gắn thế nào, đèn chiếu ra làm sao, thay đổi màu sắc hoặc cường độ như thế nào thì hẳn khách hàng sẽ mang câu hỏi to đùng ở trong đầu mà khó lòng được giải đáp.
Để trở thành chuyên gia tổ chức sự kiện, hãy trau dồi cho bạn những kiến thức về lĩnh vực cần phải hiểu biết trên đây. Công ty tổ chức sự kiện Netmedia xin chúc bạn thành công!


Bài viết liên quan:

Nguồn: netmedia.com.vn


4 bước quản lý khách mời của nhà tổ chức sự kiện


Một công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp là đơn vị không chỉ có khả năng hoạch định, tổ chức, và xử lý tình hướng tốt trong một chương trình sự kiện mà còn biết quản lý tốt khách mời thanh gia sự kiện - nhân tố vô cùng quan trọng làm nên thành công của sự kiện đó. Netmedia xin chia sẻ 4 bước quản lý khách mời của nhà tổ chức sự kiện:


Xác định số lượng khách tham gia

Nếu công ty bạn là đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau khi nhận được danh sách khách mời từ khách hàng bạn nên yêu cầu khách hàng phối hợp để làm việc trên danh sách ấy. Phân chia việc gửi thư mời và gọi điện thoại xác nhận tham dự là bước cơ bản. Có những sự kiện khách hàng của bạn sẽ mời nhưng cũng có một số sự kiện, đơn vị tổ chức sự kiện sẽ đảm nhận luôn phần việc này. Sau khi liên hệ với khách mời, bạn sẽ có một danh sách ban đầu với tương đối chính xác số lượng khách mời. Và trong suốt thời gian chuẩn bị, bạn nên thường xuyên liên hệ với khách hàng để  cập nhật tình trạng khách mời, danh sách chính thức tốt nhất nên được gút lại trước khi sự kiện diễn ra khoảng hai ngày.

Điều tiết tốt việc check in

Phía trước nơi diễn ra sự kiện thường được đặt khoảng hai đến bốn bàn với các PG làm nhiệm vụ check in cho khách tham dự. Trong những sự kiện có sự tham gia của các khách mời VIP hoặc các cơ quan truyền thông, bạn nên sắp xếp một bàn riêng để check in cho những đối tượng trên, vì đây là những nhân vật cần được quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra, nên có thêm ít nhất hai PG đứng phía trước để điều tiết khách mời vào bàn check in, tránh được tình trạng khách đến vào cùng một lúc. Ngoài ra, một số sự kiện sẽ đặt nhiều bàn check in với chức năng khác nhau, ví dụ bàn ghi danh lấy thông tin, bàn cài hoa lên áo, bàn tặng quà door gift…mục đích để phân tán mỏng lượng khách mời.

 Đảm bảo khách tham gia sự kiện an toàn

Thông thường những sự kiện được tổ chức tại những phòng hội nghị hoặc những địa điểm chuyên tổ chức hội nghị thì việc sắp xếp và đảm bảo trật tự trong suốt sự kiện là điều khá đơn giản. Nhưng nếu theo yêu cầu của khách hàng, bạn phải xây dựng một buổi giới thiệu sản phẩm hay cảm ơn khách hàng trong một khuôn viên của một quán bar thì điều này không hề đơn giản. Các quán bar hiện nay có diện tích không lớn, ánh sáng lại mờ, không gian chập hẹp và đặc biệt là cách bố trí ghế ngồi không như một sự kiện thông thường, nên nếu số lượng đến quá đông, bạn phải bố trí thêm người để bảo vệ những khu vực “nóng” này. Và một điều quan trọng là bạn phải thiết kế một đường đi nhỏ giữa các khu vực để khi khách được mời lên tham gia các hoạt động hoặc trò chơi có thể dễ dàng di chuyển. Đặc biệt lối đi dẫn ra cửa thoát hiểm hoặc cửa ra vào luôn phải thông thoáng để nếu có bất kỳ sự cố nào thì khách của bạn cũng sẽ được an toàn rời khỏi đó.

Trao quà away gift và kết thúc sự kiện trong trật tự

Nếu là sự kiện hội nghị, gala thông thường thì cũng không có nhiều mối lo lắng về an ninh sau sự kiện.  Nếu có phát quà Gift away thì cần chú ý số quà nên vượt ít nhất là khoảng một nửa số lượng khách tham dự. Một mẹo để không bị thất thoát quà tặng cũng không lo không phát quà kịp cho khách là phân bổ các PG đứng thành hàng, người phát quà, một hàng khác đứng sau lưng chuyền quà lên trên và trao tận tay cho khách mời.
Nhưng với những sự kiện cộng đồng với nhiều khách tham dự thì đây là một vấn đề đáng để lưu tâm. Sau khi sự kiện kết thúc, hầu hết các khách tham dự đều sẽ ùa ra cửa về cùng một lúc nên để quản lý khách về trong trật tự sẽ rất phức tạp. Đây là thời điểm dễ xảy ra chen lấn, thuận tiện cho những kẻ có mục đích xấu hoạt động. Cần huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ tập trung ra ngoài hỗ trợ về mặt an ninh. Lưu ý là cần đảm bảo sẽ không có ai được đi ngược vào trong ở thời điểm này. Phân làn khách mời và phân làn ở nơi gửi xe cũng là một cách để hạn chế số lượng người đổ ra quá lớn, khó kiểm soát.


Bài viết liên quan:

Nguồn: netmedia.com.vn